Chung tay bảo vệ chè Shan Việt

Chung tay bảo vệ Trà Shan Tuyết Việt Những ngày gần đây, trong cộng đồng những người yêu trà Việt nói riêng và cộng đồng mạng nói chung đang rất bức xúc trước hành động của những “giặc trà” âm mưu cố tình phá hoại vùng chè Shan cổ thụ hàng ngàn năm tuổi của Việt Nam.

Treo biển nhận xằng chè Shan Việt

Gần đây, một hình ảnh gây bức xúc được cộng đồng mạng chia sẻ với mức độ chóng mặt cho thấy sự “to gan” của các giặc trà. Hình ảnh cây chè cổ thụ được một thương hiện tên Cao Cổ Thuần đăng tải, trong ảnh kèm tấm băng rôn ghi rõ “Cao Cổ Thuần – Cổ thụ trà viên cơ địa. “Cao Cổ Thuần” là tên công ty sản xuất trà, còn mang nghĩa: Trà cổ thụ núi cao, nguyên sinh, thuần khiết. Cả biểu ngữ dịch ra thành: Đất vườn trà cổ thụ của Cao Cổ Thuần. Theo thông tin được báo Thanh Niên (thanhnien.vn) xác thực: “Vùng đất ấy, cây trà ấy, chính là ở Túng Sán, H.Hoàng Su Phì của Việt Nam. Gốc trà này có tuổi đời hơn ngàn năm.”

Hình ảnh khi được đăng tải đã gây một làn sóng dư luận mạnh mẽ từ cộng đồng trong và ngoài nước. Việc các “giặc chè” mang danh các thương lái vào thu mua chè Việt Nam nhưng lại tuyên truyền đó là các cây chè hàng ngàn năm tuổi của nước mình. Đặc biệt, việc chụp ảnh và đăng tải hình ảnh hoàn toàn tự ý không được sự cho phép của người dân địa phương – những người trực tiếp quản lý. Chính chủ nhân cây trà bà Lý Thị Bằng, dân tộc Dao trắng cho biết  “Vườn trà tổ tiên mình để lại, so với các cây trong bản thì nhà mình có nhiều cây to hơn, nhà báo không nói thì không biết họ lên chụp hình cây nhà mình lúc nào đâu”.

Hủy hoại cây chè Shan cổ thụ

Người trồng chè đặc biệt là những giống chè cổ thụ đều biết, cây chè chỉ thu lá và mầm chồi, sau quá trình sản xuất chế biến sẽ cho ra những phẩm trà thượng hạng mời quý bạn hữu thưởng thức. Nếu khai thác thân và gốc đồng nghĩa với việc cây chè hàng ngàn năm tuổi sẽ kết thúc tuổi đời (tức cây sẽ chết). Một chiêu trò rất tinh vi và quen thuộc của các giặc trà đó là trả giá cao để mua thân chè và gốc chè.

Thời điểm cuối năm 2021, tại Hà Giang có nhiều đối tượng được thuê đi sâu vào rừng tìm những cây trà măng, đào gốc lên mang đi bán, nhưng cây trà có đường kính hơn 20cm chỉ có giá 800.000 đồng/cây (số liệu theo bài viết của thanhnien.vn). Thân chè là gỗ mềm, nên khi xẻ gỗ là các đồ dùng sẽ không được bền, chất lượng gỗ cũng không cao, dễ mối mọt và không có giá trị thẩm mỹ, các vân gỗ chè không được đẹp. Vì vậy, với cách “thương mại” này đã trực tiếp hủy hoại các cây chè cổ thụ hàng ngàn năm tuổi của Việt Nam.

Chiêu trò hạ thấp thương hiệu chè Shan Việt

Đối với cây chè Shan tuyết nói riêng hay các dòng chè cổ thụ nói chung, địa hình chính để các cây chè phát triển tốt đó là trên các vùng núi cao biên giới. GS-TS Nguyễn Quốc Vọng miêu tả rõ: “Cây chè Shan rừng được tìm ở độ cao khoảng từ 700 m đến 2.800 m ở các tỉnh phía đông bắc và tây bắc VN gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình”.  Và cũng chính do vị trí địa hình này tạo điều kiện thuận lợi cho các “thương lái” Trung Quốc sang Việt Nam với lý do xuất khẩu chè sang nước bạn có những hành vi thương mại xấu, âm mưu làm giảm giá trị, vị trí của chè Việt Nam trên thị trường chè quốc tế.

Nhiều thương hiệu chè Trung Quốc sang Việt Nam thuê nhà xưởng để làm những phẩm trà kém chất lượng. Công đoạn thô sơ dừng lại ở mức sơ chế tạo ra thành phẩm ở dưới mức phổ thông từ những nguyên liệu chè quý hiếm. Khách mua chỉ có người Trung Quốc, họ sang Việt Nam thuê xưởng theo thời vụ và không triển hết các kỹ thuật làm trà bởi sợ thợ trà học hết kinh nghiệm.

Còn các thợ trà sang đánh thuê, nguyên liệu ngon chỉ cần sơ chế, vừa dễ vận chuyển, vừa để người Việt khi pha uống thấy trà mình chẳng có gì hay, lại là cơ hội cho thương lái ép giá nguyên liệu, gom với giá rẻ. Về bên kia biên giới, họ sẽ xử lý và nâng thành cực phẩm, bởi ở đó, chỉ cần nghe trà hái từ vùng nguyên liệu trên 100 năm tuổi, giá đã ở mức trên trời. Họ thu mua chè giá 70.000 – 350.000 đồng/kg khi đã qua sơ chế, thậm chí là thành phẩm, nhưng cùng loại cây cổ thụ, giá ở thị trường Trung Quốc nhẹ phải trên 20 triệu đồng mà không dễ mua được đúng nguồn (thông tin theo thanhnien.vn).

Ngoài ra, nhiều thương lái, sau khi nhận thành phẩm còn cố ý trộn “phẩm bẩn” vào trà để mang về bán. Và khi truyền thông vào cuộc thì lại “tố” đây là chè nhập từ Viêt Nam. Từ đó, đưa những thông tin không chính xác, làm hạ thấp chất lượng chè Việt xuất khẩu.

Chung tay giữ gìn chè Shan cổ thụ

Hiểu được những chiêu trò, nguy cơ tiềm ẩn đằng sau những thương lái vùng biên giới, Tiên Thiên Trà ý thức trách nhiệm và sứ mệnh của mình trong việc chung tay giữ gìn và phát triển ngành chè Việt Nam.

Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của Tiên Thiên Trà đang hàng ngày phối hợp cùng người dân bản địa Tây Bắc tạo ra giá trị cốt lõi từ những cây chè đã bị lãng quên, cộng hưởng và quy tụ hệ sinh thái ngành trà phát triển bền vững, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm sạch và nguyên vị từ thiên nhiên.

Những người thợ đang thu hái búp chè Shan tươi non mập mạp
Những người thợ đang thu hái búp chè Shan tươi non mập mạp

Chúng tôi không ngừng sáng tạo và nâng cao chất lượng để mang đến những phẩm trà thượng hạng tới quý khách trà; góp phần gìn giữ, bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống Trà Việt thông qua việc phát triển du lịch trải nghiệm, văn hóa trà đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân bản địa, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Mời bạn ghé qua ngôi nhà chung Tiên Thiên Trà – 55 A Nguyễn Hy Quang để tự tay pha cho mình một ấm trà Shan tuyết đầu mùa, để được thả mình ngao du cùng khí trời Tây Bắc, để cảm cái vị đắng mang mắc sau đó là vị ngọt hậu còn giữ mãi, và rồi chọn cho mình một vị trà ưng ý nhất.

————–

Để mua trà Tiên Thiên mời bạn liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên

Địa chỉ: 55 A Nguyễn Hy Quang, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 08.1255.1368

Fanpage: Tiên Thiên Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *