Bánh trà Phổ Nhĩ Tiên Thiên gì?

Bánh trà Phổ Nhĩ Tiên Thiên. Còn gọi là Trà Phổ Nhĩ được người yêu trà ưu ái gọi với cái tên “Dấu thăng của tinh hoa trà Việt” không chỉ bởi độ qúy hiếm của nó mà còn bởi giá trị về sức khỏe mà trà Phổ Nhĩ mang lại. Được làm từ trà Shan tuyết cổ thụ hàng ngàn năm tuổi của vùng Tây Bắc cùng với phương pháp đóng bánh trà nén và cho lên men tự nhiên, Phổ Nhĩ được đánh giá là phẩm trà thượng hạng mà bất kỳ ai đã thử sẽ không bao giờ quên.

Khác với Hồng thiên, Lục thiên hay Bạch thiên, quá trình lên men của trà Phổ Nhĩ được ví như cách ủ rượu vang càng để lâu càng ngon, và quá trình này có thể kéo dài chục năm, thậm chí là cả trăm năm. Từ việc lên men tự nhiên đó sẽ kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi. Trà Phổ Nhĩ càng mới thì lên men càng nhanh. Đây cũng là lý do trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng chất lượng và quý hiếm.

Trà Phổ Nhĩ có “sắc và vị” rất đặc biệt khiến cho các khách trà khi thưởng thức đều cảm thấy mê mẩn và nâng niu từng chút vị trà. Bên cạnh hương thơm thanh mát thì khách trà còn cảm nhận được mùi hơi mốc nhẹ do quá trình lên men tự nhiên tạo nên. Nước trà Phổ Nhĩ có màu đỏ đậm mang theo vị chát ban đầu, sau đó dịu dần và ngọt hậu về sau.

Cách đóng trà Phổ Nhĩ cũng rất đặc biệt, trà được đóng thành bánh trà và bọc bằng giấy để tránh tiếp xúc với không khí nhờ đó mà giữ được hương vị của trà trong thời gian lưu trữ.

Phân loại trà phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ được phân làm 2 loại: Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín

Phổ Nhĩ sống

Phổ Nhĩ sống là chè không trải qua quá trình ủ lên men. Mao trà sau khi thành phẩm (sau khi vò, phơi nắng) sẽ được mang đi ép thành bánh trà Phổ Nhĩ sống ngay. Những bánh Phổ Nhĩ sống này thường có hương vị dịu và đầm hơn. Những lá trà mang đi ép đều được chọn lọc cẩn thận, là những mao trà còn nguyện vẹn, chất lượng tốt nhất.

Quá trình ép giúp lá trà sẽ mềm, quyện vào với nhau thành một bánh trà, sau đó được để trên kệ gỗ phơi khô. Thời gian để bánh trà khô không cố định, còn tùy thuộc vào nguyên liệu cũng như thời gian thu hoạch trà trong năm (thời gian này có thể mất vài ngày hoặc cả tuần). Sau khi bánh trà đã khô thì sẽ được mang bọc giấy để bảo quản. Hiện tại, trà Phổ Nhĩ của Tiên Thiên là trà Phổ Nhĩ sống với trọng lượng đóng bánh trà là 300g.

Phổ Nhĩ chín

Phổ Nhĩ chín là nhóm trà Phổ Nhĩ phải trải qua quá trình ‘hậu lên men’.  Mao trà được chất thành đống, phun nước và được phủ bạt để làm tăng sức nóng trong quá trình ủ. Qúa trình này có thể kéo dài khoảng thời gian 30 đến 60 ngày. Phổ Nhĩ sống sau nhiều năm sẽ ‘chín’ thành Phổ Nhĩ lâu năm, còn Phổ Nhĩ chín chính là Phổ Nhĩ sống bị ép ‘chín’ nhanh trong vài chục ngày thay vì đợi hàng chục năm.

Bản thân trà Phổ Nhĩ chín cũng có thể trữ lâu năm. Nhưng sự chuyển hoá về mặt hương vị sẽ không nhiều như trà Phổ Nhĩ sống. Trà Phổ Nhĩ chín trữ qua vài năm thường sẽ ngọt hơn.

Cách pha để giữ trọn vị trà Phổ Nhĩ

Bước 1: Cắt bánh trà Phổ Nhĩ và tráng ấm chén

Giống như các loại trà Shan tuyết khác, trước khi pha trà, bạn cần phải tráng bộ ấm trà qua một lượt với nước nóng, vừa có tác dụng tiệt trùng, vừa làm nóng trà cụ để khi pha vẫn giữ nguyên được hương vị.

Vì trà Phổ Nhĩ được ép thành bánh nên sẽ cần có dụng cụ để tách phẩm trà. Trong quá trình tách trà thì hạn chế tiếp xúc trực tiếp bằng tay sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng bảo quản của bánh trà.

Bước 2: Tráng trà

Sau khi cho trà vào ấm thì tiến hành tráng trà với nước sôi. Nhiệt độ nước thích hợp nhất và giúp trà giữ được hương vị nhất là khoảng 100 độ C.

Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc chưa đủ 100 độ vì nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị trà.

Bước 3: Ủ trà và thưởng thức hương vị của trà Phổ Nhĩ

Bước ủ trà được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình pha trà vì nó quyết định hương vị trà thành phẩm nhiều nhất. Thời gian khoảng 45 giây – 1 phút là trà đủ nở đều và tỏa hương thơm với hương vị thanh khiết nhất. Sau đó rót hết chè ra tống và rót ra chén để thưởng thức. Bảo quản trà nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm mốc.

Cách bảo quản trà Phổ Nhĩ

Là loại trà được ví như rượu vang, càng để lâu càng ngon, vì vậy các bảo quản trà Phổ Nhĩ là một trong những yếu tố quan trong để giữ được hương vị đúng của trà

  • Nếu dùng liền: bạn tách nhỏ trà ra thành từng miếng nhỏ, để trong một túi giấy mở.
  • Để một thời gian rồi uống: cũng tháo rời trà ra nhưng bỏ trong hộp các tông hay hũ đất không tráng men.
  • Lưu trữ lâu dài: Đựng trong hộp kín hoặc có thể hút chân không hoàn toàn.

Mua trà Phổ Nhĩ ở đâu đảm bảo chất lượng

Để thưởng thức phẩm trà Phổ Nhĩ thượng hạng và trọn vị, mời quý khách trà liên hệ với Tiên Thiên trà để được tư vấn và chọn cho mình phẩm trà ưng ý nhất!

————–

Để mua trà Tiên Thiên mời bạn liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên

Địa chỉ: 55 A Nguyễn Hy Quang, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 08.1255.1368

Fanpage: Tiên Thiên Trà

Bạn có biết vì sao bánh trà Phổ Nhĩ ngày trước lại hay được đóng thành một bánh 357gr? Tại sao không phải 350gr hay 360gr ?

Bánh trà Phổ nhĩ ngày trước 

Bên cạnh hệ đo lường quốc tế SI (Système International d’unités) hay mét-kilogram-giây đã quá phổ biến. Thì nhiều người Trung Quốc vẫn giữ hệ thống đo lường cũ của họ là Thị Dụng Chế (dùng để cân hàng hoá ở chợ). Đối với hệ thống cũ thì 1 cân bằng 500g của chuẩn đo lường quốc tế.

Mặc cho vào năm 1984, chính phủ Trung Quốc yêu cầu hệ thống đo lường cũ chỉ được phép sử dụng cho đến hết 1990. Sau đó phải chuyển qua chuẩn quốc tế hết. Nhưng do sự phổ cập của mình nên kiểu cân đo cũ này vẫn mãi tồn tại ở nhiều khu chợ kiểu cũ của Trung Quốc. Rất nhiều người làm trà cũng vẫn giữ cách cân đo này, họ vẫn bán trà theo cân, và một cân thì bằng 500g.

Người làm trà Phổ Nhĩ sau khi đóng bánh trà, thì họ thường buộc 7 bánh làm một. 7 bánh trà này được gói lại bằng giấy hay lá tre, sau đó buộc chặt bằng lạt tre. Mỗi một kiện gồm 7 bánh trà như vậy gọi là ‘đồng’, và khi bán cho khách thì người làm trà sẽ bán từng đồng như vậy. Chứ hiếm khi nào bán lẻ từng bánh một. Người mua theo ‘đồng’ chủ yếu là chủ cửa hàng trà, họ mua về để bán lẻ lại từng bánh một. Con số 7 được chọn vì trong tiếng Trung Quốc, số 7 đọc gần giống với chữ ‘khởi’ cho sự khởi đầu mới, và chữ ‘khí’ tượng trưng cho không khí và sự sống.

Sở dĩ từng bánh có cân nặng 357g là vì khi cho 7 bánh vào một như vậy. Thì tổng cân nặng của một ‘đồng’ là 357g x 7 là 2499g. Mà 2499g là gần như 2.5kg, và 2.5kg có nghĩa là tròn 5 cân. Đối với người Trung Quốc thì 5 là con số tròn trịa, tượng trưng cho ngũ hành.

Bánh trà Tiên Thiên là trà Phổ Nhĩ Sống 

Hiện nay thì ngoài khối lượng 357g phổ biến. Thì bánh trà Phổ nhĩ còn được đóng nhiều dưới dạng như 100g, 200g và 500g. Vì sau này người làm trà không còn quan trọng nhiều vào những con số ‘phong thuỷ’ như vậy nữa. Ngoài ra thì các nước phương Tây dần trở thành thị trường lớn cho trà Phổ Nhĩ. Và đóng bánh trà thành số chẵn sẽ dễ giao dịch hơn rất nhiều.

Các dòng trà Phổ Nhĩ chín trên thị trường là Phổ Nhĩ chín “ép”. Tức là trà phổ nhĩ chín được chế biến qua các bước: thu hái trà –> sao trà –> phơi nắng –> đóng thành bánh trà. Sau đó, lá trà trải qua quá trình ‘ác đôi’ (tạm dịch là: chất đống và ủ ướt) trong khoảng 30 đến 50 ngày thì có Phổ Nhĩ chín. Ác đôi là một dạng ép lên men để mô phỏng việc hậu lên men sau nhiều năm của Phổ Nhĩ sống. Hay nói một cách khác thì Phổ Nhĩ sống sau nhiều năm sẽ ‘chín’ thành Phổ Nhĩ lâu năm, còn Phổ Nhĩ chín chính là Phổ Nhĩ sống bị ép ‘chín’ nhanh trong vài chục ngày thay vì đợi hàng chục năm.

Còn trà phổ nhĩ sống thì quá trình chế biến không được sao mà chỉ đem đi phơi nắng, đóng thành bánh và để lên men trong hàng chục, hàng trăm năm để trà chín dần thành trà Phổ Nhĩ lâu năm.

Bánh trà Tiên Thiên là trà được diệt men, vò xong thì được làm khô bằng cách phơi nắng. Do được làm khô chậm bằng cách phơi nắng nên trà lại tiếp tục lên men một phần nhỏ khi phơi. Sau khi làm khô thì lá trà nếu được đóng bánh ngay thì gọi là Phổ Nhĩ sống. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, thậm chí tới vài năm. Bánh trà Tiên Thiên có trọng lượng là 300 gram.

Công dụng của trà Phổ Nhĩ – Bánh Trà Tiên Thiên

Đến nay, các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và giá trị y học của trà Phổ Nhĩ. Nhờ có những nghiên cứu sâu mà người ta đã phát hiện ra rất nhiều tính chất kỳ diệu của trà Phổ Nhĩ như: giảm đường trong máu; tác dụng chữa bệnh sơ cứng mạch vành tim; ngăn được sơ cứng mạch máu; có tác dụng hạ huyết áp; có tác dụng ức chế rất rõ rệt với vi khuẩn, nấm và nấm men. Chất Teapolyphenol trong trà có tác dụng ức chế vi khuẩn trong khoang miệng và khuẩn trong ruột và dạ dầy, khuẩn samon gây viêm ruột, khuẩn que trong đại tràng, khuẩn que gây kiết lỵ, khuẩn que thương hàn, khuẩn cầu sợi màu vàng… Teapolyphenol còn có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn rất mạnh với virut viêm dạ dầy và ruột, virut viêm gan A và virut cúm AB. Nước trà Phổ Nhĩ có tác dụng ức chế rất mạnh sự phát triển tế bào ung thư; có thể tăng sự sản sinh tế bào miễn dịch trong cơ thể; có tác dụng giảm béo; có khả năng loại bỏ gốc tự do; có tác dụng nhất định đến việc phòng nhiễm xạ nhưng không có tác dụng khôi phục tổn thương sau khi bị nhiễm xạ; có tác dụng làm giảm độc tố của thuốc lá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *