Trà nào không gây mất ngủ?
Trà nào không gây mất ngủ? Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn (BV Trung ương Quân đội 108), trà dược là dạng thuốc được hãm, ngâm, hoặc hòa tan, chủ yếu có 3 loại là trà cao cấp được đơn hành (chỉ có trà), trà dược tương phối (lá trà phối hợp với các vị thuốc), dĩ dược đại trà (dùng thuốc thay trà).
Nhà sản xuất tùy dược liệu mà bào chế, phối ngũ, dùng các vị thuốc khác nhau để tạo sự khác biệt đặc trưng của từng loại. Nhưng Đông y chỉ có 2 phương diện chính là “trà bổ” và “trà bệnh”.
Trà bổ giúp bồi bổ chính khí, nâng cao sức đề kháng, tùy khí huyết âm dương, tạng phủ hư yếu mà bù đắp cho phù hợp.
Trà bệnh giúp điều hòa chức năng tạng phủ, các rối loạn bệnh lý nhằm phục hồi chức năng sinh lý cơ thể, loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
- xem thêm >>> Trà cổ thụ có tác dụng gì
- xem thêm >>> Trà nào tốt cho sức khỏe
Mùa đông nên dùng các loại trà sau tốt cho giấc ngủ
Trà sả
Chữa cảm lạnh, ho, chống viêm (nhờ tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, chống viêm), giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân. Nếu đầy hơi, khó tiêu… dùng 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày sẽ khỏi. Tốt nhất là kết hợp lá sả – mật ong – hạt tiêu – quế – nước cốt chanh – lá bạc hà.
Trà hoa cúc
1 tách trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng, thư thái, ngủ sâu giấc, kiểm soát bệnh và giảm đường huyết. Trà hoa cúc trắng chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt…Trà hoa cúc vàng có thể phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp…Trà hoa cúc mật ong giúp mát gan, giảm nhiệt.
Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn, lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp hạn chế dùng trà hoa cúc.
Trà quế chi cam thảo
Giúp bổ tâm dương, ích khí, tốt cho người lao động ngoài trời mùa lạnh (hay làm trong kho lạnh, nhà máy nước đá…). Quế chi 10g, cam thảo sống 5g nghiền vụn, hãm nước sôi trong bình kín, sau 15 phút dùng uống thay trà trong ngày.
Lưu ý: Người có chứng viêm nhiệt không nên dùng trà này.
Trà Hoàng kỳ táo khương trà: Rất tốt cho những người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá, dễ bị cảm mạo.
Trà xanh không gây mất ngủ
1 tách trà xanh nóng ngày lạnh giúp ấm cơ thể, chống ôxy hóa, kháng khuẩn, chống béo phì, hấp thụ Tanin và bài thải sắc tố đen trong cơ thể, giúp da trắng mịn hơn.
Trà bạc hà
Giàu vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm… tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Lưu ý: Trà bạc hà không hợp cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Trà gừng
Gừng kháng virus, kháng khuẩn, rất tốt cho đường hô hấp, ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh, tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục đầy hơi, tiêu hóa kém… Uống đều 2-4 tách trà gừng có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế nhờn gây tắc nghẽn đường thở.
Trà đen gừng
Gừng tươi xay lấy nước pha với trà đen, đường đỏ, tránh cảm gió, bổ máu. Trà đen – gừng tránh cảm gió, chữa cảm nhẹ.
Lưu ý: Trà gừng không chữa được cảm nặng. Không lạm dụng vì có thể gây trướng bụng, đầy hơi, loãng máu… Trước khi dùng cần có tư vấn của bác sĩ.
Hồng trà: Uống hồng trà mùa đông sinh nhiệt, ấm bụng, tăng khả năng kháng rét, tốt cho dạ dày nhờ giàu protein, dưỡng dương, tính ngọt nhẹ, mát.
Trà La hán: Giúp tiêu viêm, trị ho, mát gan, bổ phổi, chống khát. Mùa đông trà làm mềm và giữ ẩm cổ họng, rất thích hợp cho người bị tiểu đường, người đang giảm béo. (mùa hè trà này còn trị say nắng, giảm nhiệt).
Trà tốt cũng không được dùng tùy tiện
Trà dược không phải là rau quả có thể ăn hàng ngày, vì vậy một số loại trà dược (như hoa tam thất, giảo cổ lam, nha đam, lược vàng…) không nên uống thường xuyên vì có thể gây mất cân bằng cơ thể do tính năng chữa bệnh, nóng, lạnh, đắng, cay… riêng.
Trà dược hợp với người này, nhưng có thể không hợp với người khác, nên không lạm dụng, không uống thường xuyên một loại trà dược vì có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt, vitamin B1… nên tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật mà kết hợp cho hợp lý.
Các thầy thuốc Đông y khuyên, trà dược là dược liệu có tính năng chữa bệnh, nên có thể dẫn tới mất cân bằng trong cơ thể do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) mà phản tác dụng. Không nên uống trà dược thường xuyên, nếu dùng cần có tư vấn của bác sĩ để chọn loại trà, liều lượng dùng phù hợp với thể trạng từng người, phù hợp với tuổi tác, địa lý và môi trường sống, thời tiết mùa… . Rồi uống trà giờ nào, cách uống ra sao cũng cần được tư vấn cụ thể, bởi mỗi loại trà có thời gian thích hợp trong ngày để tối ưu hóa hiệu quả, tốt cho sức khỏe. Càng không dùng trà dược liên tục trong thời gian dài. Những việc đó chỉ bác sĩ mới biết cân nhắc cách dùng đạt hiệu quả, tránh tác dụng phụ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội), trà dược hầu hết đã qua bào chế ở dạng khô, nên cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì để tránh tác hại đến sức khoẻ người dùng. Tránh mua trà dược trôi nổi, càng không nên mua cả cây khô về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn. Trà dược mua về không nên để lâu vì không biết bảo quản, để lâu còn dễ bị biến chất, nấm mốc.
Nên chọn các loại trà dược, hoa khô ở những điểm bán uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm, có thương hiệu xuất xứ, nơi sản xuất trà chất lượng cao, đáng tin cậy, có hạn sử dụng và cách dùng trên bao bì để dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Ai không nên dùng trà dược? Trà nào không gây mất ngủ
Vì trà dược có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hạn chế uống kẻo cơ thể lúc đó bị suy giảm chất sắt sẽ tổn hại đến dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng.
- Phụ nữ mang thai không dùng trà dược pha đặc vì ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe.
- Phụ nữ mới sinh không dùng nhiều trà dược vì dễ gặp nguy cơ hậu sản.
- Người tố chất yếu ớt không nên dùng trà dược thường xuyên vì tính hàn và vị đắng của trà sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều bệnh khác.
- Trẻ em không nên cho uống trà thảo dược do phủ tạng còn non nớt.
- Người già, người tỳ vị hư yếu mà uống nhiều trà dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.
- Người đang uống thuốc Tây thì không nên uống trà thảo dược ngay sau khi uống thuốc.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh:
- Trà dược trước khi pha cần tráng qua nước sôi ở nước đầu tiên (gọi là rửa trà).
- Thời điểm uống trà tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở hấp thu thuốc.
- Uống trà dược không nên cho thêm sữa, đường vào trà vì mất lợi ích giảm cân (một số trà dược kỵ sữa, hoặc gây tác dụng phụ). Nếu muốn chỉ nên dùng mật ong, đường thốt nốt để tăng hương vị.
- Không uống trà dược buổi tối, không để trà qua đêm vì biến chất, vitamin B, C bị phân hủy, nhưng lại tăng lượng caffeine gây kích thích thần kinh, cơ thể khó chịu.
- Không nên uống trà dược lúc quá no vì giảm hiệu quả của thuốc. Cũng không uống khi quá đói vì cồn cào khó chịu.
- Không nên uống trà dược sau bữa ăn vì chất tanin sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng… Cũng không uống trà dược sau khi ăn đồ sống lạnh để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Nguồn: giadinh.net
Xem thêm >>> Trà Ngon
Xem thêm >>> Trà Biếu Tết
Xem thêm >>> Quà tặng trà trung thu
Xem thêm >>> Trà tặng thầy cô
Xem thêm >>> trà San Tuyết
————————————————————
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên
Địa chỉ: Số 5 ngõ 23 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Showroom: Số 55A đường Nguyễn Hy Quang, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Ngõ 9 Hoàng Cầu cũ)
Xưởng sản xuất: Xã Tả Thàng – Huyện Mường Khương – Tỉnh Lào Cai
Điện thoại: 0812551368
Email: tienthientea@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/TraTienThien/
Mã số thuế: 0109288675