Văn hóa trà trong đời sống người Việt

Văn hóa trà trong đời sống người Việt Trà được người Việt dùng suốt năm, suốt đời, từ quán nước bên hè phố đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Nhâm nhi chén trà là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn.
Trà được người Việt dùng suốt năm, suốt đời, kể từ quán nước bên hè phố đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Nhâm nhi chén trà là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn.
Cây chè Việt vì thế đã trở thành một thứ cây khởi nguồn cho sự giao tiếp tình cảm trong đời sống thường nhật, một thứ nước uống khó có thể thiếu của người Việt.
trà

Nguồn gốc của trà

Nguồn gốc của trà có thể tìm được thấy khoảng hơn 4.000 năm ở Trung Hoa. Và câu chuyện được coi như huyền sử của trà mang dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Vua Thần nông khi tuần thú phương Nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi làm cho tinh thần sảng khoái phấn chấn nên ông gọi đó là “chè.”
Hoặc có một người thành thạo về y khoa, đã khám phá ra chè là một loại thảo dược vào năm 2737 trước công nguyên khi có vài chiếc lá cây rơi vào ấm nước đang đun sôi của ông. Sau khi uống thử ông đã phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu… Ngay lập tức ông xếp cây chè vào danh sách các loại thảo dược.
văn hóa uống trà

Trà – Thức uống tốt cho sức khỏe con người

Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chè xanh là kho tàng của các hoạt chất sinh học. Điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các aminoaxít, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin… Tất cả có 12 nhóm hoạt chất trong cây chè.
Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui, trà có lợi ích cho hô hấp và tim mạch, trà có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.

Mỗi nước có cách uống trà của riêng mình

Trên thế giới, có rất nhiều nước trồng chè và tương ứng với nó cũng có bấy nhiều cách thức uống.

Cách thức thưởng trà được nâng lên thành nghệ thuật có ở Trung Hoa và Nhật Bản – nơi đã từng coi trà như một tôn giáo (như cách gọi Trà Kinh, Trà đạo).

Còn ở Việt Nam có Phong trà (phong cách uống trà), thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân Việt. Và cách ẩm trà của người Việt cũng rất riêng, rất độc đáo: các bậc tiền nhân xưa cho rằng, ẩm trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức.

Vì lẽ ấy các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ, thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà.

Người Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc chưa được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ướp hương từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan); trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm… Mỗi loại bàn trà làm nên một hương vị khác nhau, trong đó trà sen là thứ trà quý nhất, ngày xưa chỉ dành cho bậc vua chúa thưởng thức.

Người Việt Nam thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) thể hiện văn hóa thuần chất của mình, đồng thời vẫn còn có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.

Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà (người Việt gọi là “nhất thủy,” “nhì trà”) tức là việc dùng trà mộc hay trà hương.

Những người có thú đam mê uống trà ngày nay đã đề ra 5 chuẩn mực về cách chọn trà ngon: “sắc-thanh-khi-vị-thần,” nhưng với những người sành trà, thì trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất.

văn hóa uống trà

“Tam bôi, tứ bình” (bình và ấm trà) đó chính là bộ đồ pha và uống trà có ấm và 4 chén quân, một chén tống để chuyên trà. Chén quân thường là loại chén hạt mít (mắt trâu), bình cũng có bình chuyên, bình tống, tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần ẩm” để chọn loại bình tương ứng.

Với bạn trà “ngũ quần anh,” tức tìm “bạn trà” đôi khi khó hơn tìm “bạn rượu.” Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện gia đình, xã hội nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất, cỏ cây.

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua – ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Không gian thưởng trà thường mang hơi hướng của văn hóa thiền – là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu. Lý tưởng nhất là những nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh, bên trong có tranh ảnh, thư pháp, góc đọc sách báo hoặc bàn cờ.

Thiền và Trà Nét văn hóa của người Việt Nam ta

Trà đã được dùng ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Hoa từ lâu. Vào thế kỷ thứ VII, với nền văn minh hưng thịnh của nhà Đường, uống trà trở thành một nghệ thuật như đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), làm thơ (thi) và vẽ tranh (họa).

Vài nét lịch sử

Sau này Lục Vũ (728-804) ở Trung Hoa, tác giả cuốn Trà kinh, đã mô tả các trà cụ đó và người ta thấy có vài thứ tương tự được sử dụng trong trà đạo của Nhật Bản hiện naỵ

Trà Kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được dùng cho việc pha trà: một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, bót tre đánh bột trà hay trà triễn, khăn lụa để lau bình trà, khăn trắng lau chén trà cùng một số các trà cụ khác.

Trà thất – phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý tưởng truyền lại từ thế kỷ thứ XVI là một gian nhà tranh đơn giản. Ðúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp, độ một thước tây. Thời trước, các trà khách thường phải để tất cả các áo giáp, cung kiếm bên ngoài và cúi mình thật thấp để vào bên trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình đẳng như nhau. Trà chủ, còn được gọi là trà nhân – dù là một nhà quý tộc hay một lãnh chúa – khiêm tốn làm công việc pha trà đãi khách. Cung cách cúi chào trà khách, lau chùi các trà cụ, cách đưa tay mở vại nước, múc nước đổ vào bình, cầm chiếc môi tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà cho tan vào nước hay bưng chén lên uống và mời khách sẽ phơi bày trạng thái tâm thức của trà chủ. Văn hóa của Trà Đạo là biểu lộ sự hoàn hảo trong các hành động vốn giản dị, không có gì là đặc biệt cả. Do đó, trà chủ hay trà nhân thường tự mình huấn luyện rất công phu việc pha trà mời khách trong chánh niệm.

Như vậy, Trà Ðạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà Ðạo là cách sống trọn vẹn trong tỉnh thức, sống trọn vẹn với thế giới hiện tại, bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi chào nhau, bưng chén trà với các ngón tay không được tách rời, xoay chén trà phía trái trước khi uống, lúc uống trà phải từ tốn và chú tâm để cảm nhận trọn vẹn hương và vị trà, sau đó dùng khăn lau sạch miệng chén rồi chuyển chén trà mời người bên cạnh. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không thừa, chính xác nhưng khả ái, có chủ đích rõ rệt nhưng tự do tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở phía giữa lu vì chất cặn nằm phía đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải múc ở phía dưới nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi trà cụ là một cái tuyệt đối, vượt lên giá cả, tính chất tốt xấu của các vật liệu làm ra chúng. Mỗi thứ vốn rất bình thường nhưng có một giá trị quý báu tuyệt đối nơi chính tự thân.

Đó là sự biểu lộ của sắc chính thực là không, không chính thực là sắc của trí tuệ Bát Nhã hay của lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới của giáo lý Hoa Nghiêm một cách rõ ràng, cụ thể, linh động và thâm sâu khi những người tham dự uống trà tình cờ nếm được thực chất của tâm giải thoát.

Cách uống trà trang trọng này ban đầu được thực hành trong các ngôi chùa và thiền viện Phật giáo, từ từ lan đến nhiều nơi với nhiều hình thái khác nhau. Đến thế kỷ thứ XVI, Lợi Hưu – một vị tổ của Trà Đạo Nhật Bản, đã thống nhất các quy luật để lập nên nền tảng cho trà đạo. Ông đã bỏ đi tất cả những thứ rườm rà và duy trì những gì tinh túy cần có về các cung cách pha trà, lau chùi các trà cụ, chào hỏi và uống trà. Nơi uống trà cũng trở thành một túp lều tranh có bếp than và ấm nấu nước sôi bằng thép, một hộp sơn mài đen chứa bột trà, muỗng múc trà ra chén và bót đánh trà hay trà triễn bằng tre. Chén trà càng đơn giản và thô sơ, biểu lộ cái bất toàn, thì càng được ưa chuộng vì theo ông, cái đẹp và chân thật có trong sự bất toàn.

Mỗi trường phái Trà Đạo có những trà cụ và hình thức trình bày khác nhau. Tuy nhiên, dù theo trường phái nào, trà đạo được thực hành để trà chủ mời khách uống trà. Trà đạo phát xuất từ Thiền Phật giáo do đó, dù theo trường phái nào, các trà nhân và trà khách đều thực hành phương pháp uống trà trong chánh niệm, hoàn toàn sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại khi tham dự vào lễ nghi uống trà:

“Chén trà trong hai tay

Chánh niệm nâng tròn đầy

Thân và tâm an trú

Nơi này và ở đây.”

(Thi kệ uống trà Làng Mai)

Qua sự thực hành đó mà khách và chủ đều biểu lộ tâm bình an, trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày, hay các tạp niệm. Ðó là trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là trạng thái tự do tuyệt đối khi cùng có mặt với nhau, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng. Sự hòa hợp giữa chủ và khách, tâm và vật, không gian và thời gian, vũ trụ bao la và chén trà nhỏ bé, thời gian vô tận và thoáng chốc trôi nhanh, giữa cái rỗng lặng của tính không và màu sắc, âm thanh, hương, vị và cảm giác, giữa tĩnh và động, các động tác và sự tĩnh lặng mênh mông, đã được mọi người cảm nhận đầy đủ nơi đây. Đó là Đạo.

Trong trà thất, những khác biệt về giai cấp, của cải, ý tưởng, lập trường, cảm xúc hay cảm quan nhận thức tự chúng siêu vượt lên để hòa nhập vào thế giới chân thật tuyệt đối hài hòa của sự sự vô ngại pháp giới một cách cụ thể. Do đó, để gia tăng sự hòa hợp và chuẩn bị tâm thức cho người thưởng thức trà, các ngành nghệ thuật về vườn cảnh, kiến trúc, hội họa, chưng hoa, ẩm thực, đồ sứ cùng cung cách quy định cho chủ và khách qua tinh thần thiền được phối hợp tối đa một cách xuất sắc trong sự bình dị tự nhiên. Những người tham dự uống trà trong tỉnh thức thật sự đã tự huấn luyện rất nhiệt tình để phát triển khả năng nhận thức tinh tế về thẩm mỹ.

Vậy nên văn hóa trà Việt đã được người đời tổng kết vừa có nét cầu kỳ, vừa mang tính dân dã.

————————————————————
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên
Địa chỉ: Tòa nhà Emime – Số 5 ngõ 23 Lê Văn Lương – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 08.1255.1368
Website: tienthientra.vn

Xem thêm >>> Trà Ngon

Xem thêm >>> Trà Biếu Tết

Xem thêm >>> Quà tặng trà trung thu

Xem thêm >>> Trà tặng thầy cô

Xem thêm >>> trà shan tuyết

Xem thêm >>> Trà cổ thụ

Xem thêm >>> Trà cao cấp

xem thêm >>> Trà shan tuyết là gì

Xem thêm >>> Bộ quà tặng trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *