Trà phổ nhĩ có thể dùng trong rất nhiều năm

Trà Phổ Nhĩ có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) – một trung tâm bán trà sầm uất thời xưa. Thời gian lên men trà phổ nhĩ có thể từ vài năm lên đến cả trăm năm, chính quãng thời gian lâu như vậy đã tạo ra các vi sinh vật có lợi giúp giá trị dinh dưỡng có trong trà tăng cao. Do vậy, trà phổ nhĩ càng để lâu thì giá trị của trà càng cao.

Cách chế biến công phu

Nguyên liệu làm nên trà Phổ Nhĩ phải là loại trà được tuyển chọn từ những búp trà Shan thuộc giống trà Shan cổ thụ mọc trên núi cao, nơi quanh năm mây mù bao phủ và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Sau khi thu hái, những búp chè cổ thụ sẽ được trải qua trình tự ‘diệt men’, vò và làm khô.

  1. Làm héo

Thay vì phơi trên bạt, những búp chè sau khi hái sẽ được rải đều lên những chiếc nong bằng tre để làm ‘héo’. Mục đích của việc làm héo là khiến cho lá trà bị mất nước, qua đó lá trà sẽ dẻo dai hơn. Nhờ vậy mà khi vò thì lá trà sẽ đỡ rách và nát hơn.

Phơi trà trên mẹt để làm héo trà
Phơi trà trên mẹt để làm héo trà

Ngay từ những công đoạn đầu tiên đã cho thấy sự tỉ mẩn của người làm trà. Công đoạn làm héo cũng được theo dõi rất kỹ vì không ai muốn lá trà vô tình bị oxy hoá quá nhiều cả. Lá trà thường được làm héo ngoài trời hoặc khu vực thoáng khí trong nhà.

  1. Diệt men

Thực hiện quá trình diệt men bằng cách xao lá trà trên chảo nóng là giai đoạn mà ‘men’ hay enzyme trong lá trà được loại bỏ. Nhờ vậy mà các thành phần tạo nên hương vị của lá trà được giữ nguyên không bị chuyển hoá bởi oxy trong không khí. Ngoài ra thì giúp trà bớt vị ‘xanh’ cũng như ‘đắng’ của lá trà tươi.

Tuy nhiên, khác với trà xanh được “diệt men” một cách hoàn toàn thì trà Phổ Nhĩ được ‘diệt men’ bán phần. Có nghĩa là trong lá trà sẽ còn sót lại một dư lượng nhỏ nhóm men polyphenol oxidase. Nhờ đó mà khi ép thành bánh trà Phổ Nhĩ sống thì bánh trà khi trữ lâu năm sẽ chuyển hoá thuận lợi hơn. Còn khi làm thành Phổ Nhĩ chín thì lá trà cũng sẽ lên men tốt hơn. Nhờ vậy mà hương vị cũng sẽ thơm ngon hơn.

Công đoạn vò chè
Sau công đoạn diệt men sẽ đến bước vò chè

Sau khi hoàn thiện quá trình ‘diệt men’ thì lá trà phải trải qua công đoạn vò. Trong bước này, lá trà được làm dập để lớp biểu cũng như hệ thống tế bào của lá trà bị phá vỡ. Nhờ vậy giúp giải thoát các thành phần  của lá trà, lưu giữ hương vị và giảm thể tích.

  1. Đánh khô

Theo truyền thống thì lá trà sau khi vò sẽ được làm khô bằng cách phơi nắng. Trà phơi sẽ có những hương vị đặc trưng riêng chỉ có ở trà được làm khô bằng cách phơi. Tuy nhiên, để đảm bảo sản lượng cũng như tính đồng nhất trong hương vị, thì gần đây nhiều nơi họ làm khô bằng máy sấy.

Sau khi hoàn thành công đoạn này thì thành phẩm là có thể thưởng thức được rồi.  Mặc dù vậy để tạo nên Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín cần phải trải qua hai công đoạn khác nhau nữa. 

Phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín

Phổ Nhĩ Sống

Phổ Nhĩ sống
Phổ Nhĩ sống

Phổ Nhĩ Sống là nhóm trà Phổ Nhĩ không trải qua quá trình ủ lên men. Những búp chè sau khi trải qua 04 quy trình bên trên sẽ được mang đi ép thành bánh trà Phổ Nhĩ sống ngay.

Chỉ những lá trà đẹp và nguyên vẹn mới được sử dụng để đi ép bánh. Sau đó được cân rồi cho vào những chiếc túi bằng vải. Những chiếc túi vải này được cho vào máy ép.

Hơi nước bốc lên từ máy ép khiến cho lá trà khô mềm và dai đi. Nhờ vậy mà khi ép thì lá trà được ép và quyện chặt với nhau thành một bánh trà.

Sau khi ép thì bánh trà được để trên kệ gỗ để khô từ từ. Tuỳ theo trà nguyên liệu mà bánh trà sẽ khô nhanh hay chậm. Từ vài giờ cho đến vài ngày, có khi cả tuần thì bánh trà mới khô. Sau khi bánh trà khô thì sẽ được mang đi bọc giấy.

Phổ Nhĩ Chín

Phổ Nhĩ Chín là nhóm trà Phổ Nhĩ phải trải qua quá trình ‘hậu lên men’. Công đoạn này bao gồm việc lá chè được chất thành đống, phun nước và được phủ bạt để làm tăng sức nóng trong quá trình ủ.

Đôi khi trà Phổ Nhĩ Chín thành phẩm được thêm vào trà mới ủ để kích thích hệ vi sinh vật phát triển nhanh hơn. Trà Phổ Nhĩ được xem là ‘chín’ hoàn toàn sau khoảng thời gian 45 đến 60 ngày. Nhưng có lúc nhà sản xuất họ ngừng ủ sớm để tạo ra trà Phổ Nhĩ chín một phần.

Làm trà Phổ Nhĩ Chín phức tạp hơn nhiều so với Phổ Nhĩ Sống. Mỗi nhà sản xuất lại có một cách làm và công thức riêng. Thế nên để miêu tả chi tiết cách làm Phổ Nhĩ Chín là việc ít ai nắm rõ được.

Bánh trà Tiên Thiên có gì đặc biệt

Bánh trà phổ nhĩ Tiên Thiên
Bánh trà phổ nhĩ Tiên Thiên

Bánh trà Phổ nhĩ của Tiên Thiên là phổ nhĩ sống. Lá trà được diệt men, vò xong thì được làm khô bằng cách phơi nắng. Do được làm khô chậm bằng cách phơi nắng nên trà Phổ Nhĩ lại tiếp tục lên men một phần nhỏ khi phơi. Sau khi làm khô thì lá trà nếu được đóng bánh ngay. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, thậm chí tới vài năm.

Bánh trà Tiên Thiên được sản xuất từ giống chè Shan Tuyết cổ thụ, vụ xuân ngon nhất. Sau khi được lên men tự nhiên trong thời gian dài, trà được nén lại thật chặt thành hình tròn với một lỗ hõm ở giữa tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Sau đó bánh trà được bao bọc trong lớp giấy thủ công của người đồng bào Dao, được đặt trong chiếc hộp sơn mài được làm thủ công công phu.

Giống như rượu vang hảo hạng, trà Phổ Nhĩ Sống càng để lâu năm càng “chín” cho hương vị thơm ngon, ngọt đậm, càng quý và đắt. Khi pha ra nước có màu nâu đỏ, sóng sánh rất đẹp, mùi khói thoang thoảng rất đặc trưng, vị chát dịu, hậu ngọt, uống vào có cảm giác thông cổ. Những ai uống quen sẽ yêu thích cái hương vị rất riêng đó.

Bánh trà phổ nhĩ Tiên Thiên
Trà Phổ Nhĩ được ví như cổ vật lâu năm uống được

Vì quý và hiếm nên số lượng của những bánh trà Tiên Thiên có hạn tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên thu hái được mỗi năm.

————————————————————

Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRÀ TIÊN THIÊN

Địa chỉ: Xã Tả Thàng – Huyện Mường Khương – Tỉnh Lào Cai
Phân phối bởi: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TRÀ TIÊN THIÊN
Địa chỉ: Số 55A đường Nguyễn Hy Quang, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0812551368

Email: cskh@tienthientra.vn
Mã số thuế / Mã số doanh nghiệp: 0109288675 , Ngày cấp: 30/07/2020, Sở KHĐTH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *