Tiên Thiên Trà lan tỏa văn hóa Trà Việt đến cuộc sống hiện đại tại sự kiện “Vì 1 triệu cây tre Việt”

Vì 1 triệu cây tre Việt Rời xa cuộc sống xô bồ, tấp nập chốn thành thị xa hoa, ta về với núi rừng Tây Bắc, về với cội nguồn thiên nhiên để rồi chợt nhận ra bao lâu nay ta chỉ biết nhận những món quà từ “mẹ thiên nhiên’, khiến môi trường ngày càng bị hủy hoại. Năm 2020 ta đã phải đón quá nhiều thiên tai, bệnh dịch gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày. Hãy để trà là chất liệu kết nối con người với con người để cùng chung tay bảo về vệ môi trường, bảo vẹ mảnh đất hình chữ S này.
Trà được biết đến là một thức uống đã có từ hàng ngàn năm, trở thành một nét văn hóa lâu đời trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Tây Bắc – mảnh đất đệ nhất danh trà, mỗi khi nhắc đều khiến người ta không khỏi tự hào thổn thức. Điều đặc biệt Tiên Thiên Trà đã có dịp mang không gian văn hóa Trà Việt đến chương trình “Thanh Âm Xanh – Vì 1 triệu cây tre Việt” tại Mù Cang Chải. Tiên Thiên mang đến cho quý thực khách tham dự chương trình một không gian văn hóa vừa mang nét truyền thống lâu đời của dân tộc, lại vừa mang phong cách hiện đại để thưởng thức những chén trà thơm đượm.
lan tỏa văn hóa trà việt

Tiên Thiên Trà lan tỏa văn hóa Trà Việt đến cuộc sống hiện đại

Người Việt vốn coi uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chúng phu. Sự ng phu đó, trở thành thứ lễ nghi mà ngày nay lớp trẻ không phải ai cũng biết. Uống trà nhằm đáp lại lòng mến khách của chủ nhân, để bắt đầu tâm sự, một nỗi niềm ngổn ngang, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhằm cảm nhận một tách trà hương vị của đất trời, cây cỏ.

Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”.

Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.

Nước ta có rất nhiều loại trà, trà nguyên thuỷ (còn gọi hậu vị) là loại trà mộc không được ướp hương, người uống mới cảm nhận được nguyên sơ. Loại trà thanh hương, được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Nào trà sen, trà lài, trà sói…

lan tỏa văn hóa trà việt

Trà sen là thứ trà rất quý, rất ít người ướp đúng phương pháp. Rót tách trà, hương sen dìu dịu, thơm mát, lan toả khắp phòng. Khi nước đã nhạt rồi mà hương sen vẫn còn ngan ngát. Trà sen nên uống vào mùa hạ mới cảm nhận hết được hương thơm của nó. Trà lài nên uống vào những đêm thu thanh vắng.

Trà bạch ngọc, hoa ướp hương của 5 loại hoa trắng: lài, cúc trắng, bông bạch, mộc, ngọc lan. Ngoài ra còn những loại trà bổ dưỡng như mật ong, long nhãn, mật ong nhân sâm… Mỗi loại trà nên pha vào một ấm khác nhau. Trà mộc thì pha vào ấm gốm là thích hợp nhất, trà thanh hương thì pha vào ấm sứ mới dậy được mùi hương.

lan tỏa văn hóa trà việt

Uống trà phải dùng chung nhỏ và tuỳ theo tiết trời, bốn mùa: Xuân-hạ-thu-đông, mỗi mùa một kiểu chung thích hợp. Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình) đối ẩm (hai người) quần ẩm (nhiều người), nên danh ngôn có câu: “Trà tam rượu tứ”. Nhưng chắc chắn một điều, không gian của những cuộc trà không bao giờ ồn ào náo nhiệt như uống rượu, uống bia, không mùi tạp như mùi xào nấu, mùi bánh trái và những hương thơm các thứ hoa, ngoại trừ hoa lan và thuỷ tiên, phải chọn chỗ thanh lịch, không gây phiền phức cho thị giác, thính giác… Các bậc sành điệu, buổi sớm uống trà xong mới đốt trầm hương ngồi trong nhà đọc sách.

Cách pha trà của các bậc sành điệu thật văn hoá và khoa học. Ấm pha trà bé, lại không dùng nước đang sôi, đổ nước làm hai hoặc ba lần để trà khỏi bị luộc chín – chất trà cứ ngấm dần ra màu vàng sóng sánh. Uống vào cảm thấy hương thơm xông lên tận não bộ, nghe vị ngọt của trà thắm trong cổ họng, khà một tiếng nhỏ khen trà ngon cũng là thể hiện niềm biết ơn sâu xa người mời trà.

Phong cách uống trà của người Việt Nam cũng rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản.

lan tỏa văn hóa trà việt

Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà.

Văn hoá trà gắn kết với đời sống và tâm linh người Việt. Nhấp tách trà thơm lừng, con người sảng khoái gần gũi với nhau hơn, đúng là bản sắc đậm đà đã tồn tại qua mấy ngàn năm toả hương trong sự giao hoà của thiên nhiên và đất trời

Những chén Trà tỏa hương thanh khiết trong một không gian ấm cúng, vừa thơ mộng lại vừa cổ kính đã mang đến một trải nghiệm mới về văn hóa Trà Việt: Mộc mạc những ng phu và đầy trân quý. Trong một không gian thưởng trà vô cùng thơ mộng.

Bắt đầu từ sự khởi nguồn giao tiếp trong đời sống thường nhật, rồi dần dần Trà đã hình thành một nghệ thuật thưởng thức của người Việt. Trong mỗi chén Trà là cả một nghệ thuật thưởng thức đã có từ bao đời nay và cần tiếp tục được gìn giữ. Vì vậy Tiên Thiên Trà mong muốn cùng người dân Tây Bắc bảo tồn những cây Trà Shan Tuyết quý hiếm, quảng bá giá trị của dòng Trà Shan Tuyết nơi đây, đặc biệt là thu hút giới trẻ giữa cuộc sống hiện đại.

————————————————————

ng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên
Địa chỉ: Tòa nhà Emime – Số 5 ngõ 23 Lê Văn Lương – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 08.1255.1368
Website: tienthientra.vn
Fanpage: Tiên Thiên Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *