Uống trà đúng cách – Những điều bạn cần tránh

Uống trà đúng cách, đúng thời điểm rất có lợi cho sức khỏe. Mỗi ngày, uống trà vào thời điểm nhất định không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn phòng chống được rất nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, bạn phải biết những thời điểm thích hợp uống trà và những thời điểm cần tránh để phát huy hết công dụng của trà

Tra uop hoa sen
Trà đen ướp hương Sen Tây Hồ tốt cho sức khỏe

Những thời điểm uống trà có lợi cho sức khỏe

Uống trà sau bữa ăn 30 phút

Nếu bạn có thói quen sử dụng trà sau bữa ăn thì đây là điều rất tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng bạn hãy nên dùng sau khi ăn 30 phút. Việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thức ăn dễ tiêu thụ hơn.

Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh để làm tăng thêm mùi vị. Điều này giúp quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn và có thể hỗ trợ trong việc giảm cân.

Uống trà với liều lượng đúng

Hãy uống trà với liều lượng đúng, pha theo hướng dẫn để có được hương vị nhẹ nhàng, vừa phải. Không uống trà quá đặc.

Uống trà trước khi tập luyện thể thao

Một trong những khung giờ mà bạn nên uống trà tốt cho sức khỏe là trước khi tập luyện. Uống trà có thể giúp đốt cháy nhều chất béo nhờ vào thành phần caffein, thay vào đó tăng cường năng lượng sẽ giúp bạn luyện tập trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, trà còn có thể tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện với cường độ cao.

Uống trà vào mùa đông

Trong trà có chất chống oxy hóa, vì vậy một tách trà nóng vào mùa đông trong mỗi buổi sáng là sự lựa chọn tuyệt vời. Điều này giúp cho tinh thần bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng. Nên sử dụng trà 30 phút sau khi ăn sáng, trước giờ ngủ trưa và tối.

Mùa đông nên uống các phẩm hồng trà giúp làm ấm cơ thể

Những lưu ý cần tránh khi uống trà

Không uống trà theo thời gian tùy tiện

Tuyệt đối không uống trà ngay khi vừa ngủ dậy hay khi dạ dày rỗng, chưa ăn sáng bởi các chất có trong trà sẽ khiến dịch vị dạ dày của bạn bị loãng đi, nếu duy trì kiểu uống này lâu ngày rất có khả năng bị viêm loét dạ dày. Không uống ngay trong lúc ăn vì chất tanin trong trà sẽ khiến việc hấp thu chất sắt của cơ thể gặp khó khăn, gây thiếu sắt về lâu dài.

Với những người bị mất ngủ hoặc có tiền sử bệnh, nhạy cảm với caffeine không nên uống trà vào tối muộn.

Không uống trà quá nóng

Khi tiết trời chuyển lạnh, nhiều gia đình có thói quen phà trà và uống khi trà còn thật nóng mà không biết rằng uống như vậy có thể dẫn nguy cơ ung thư thực quản. Hãy pha với nhiệt độ thích hợp của từng loại trà, và uống khi trà còn ấm (khoảng 80 độ C).

Không uống trà quá đặc

Uống trà quá đặc khiến lượng caffeine trong cơ thể hấp thụ nhiều, dễ gây bồn chồn, mệt tim, say trà. Bởi trà càng đặc thì lượng caffeine chứa bên trong càng nhiều. Khi sử dụng với liều lượng nhiều sẽ gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng hấp thụ được caffeine, một số người bị dị ứng có thể bị tình trạng say trà: chóng mặt, nhức đầu, run tay chân…

Không uống trà cùng đường hoặc sữa quá thường xuyên

Trà cho thêm đường hoặc sữa quả là thức uống rất hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng đi kèm việc tăng lượng chất béo hấp thu vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Thỉnh thoảng bạn có thể uống như vậy, nhưng sử dụng thường xuyên, liên tục thì không nên nhé. Đối với trà xanh, khi cho thêm sữa, các chuyên gia cũng cho rằng sẽ làm giảm tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch.

Không uống trà để qua đêm

Nhiều người hay có thói quen uống nước trà đã để qua đêm trong tủ lạnh. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe vì sau một đêm có thể trong trà đã xuất hiện những nấm mốc và các loài vi sinh có hại cho cơ thể người. Bạn cũng không nên uống trà đã nguội hẳn sẽ dẫn đến lạnh bụng.

Hồng Trà có thể để qua đêm bằng cách pha bằng nước mát cất vào ngăn mát

Không uống trà khi đang có bệnh

Một số trường hợp được bác sĩ khuyên tuyệt đối không sử dụng trà. Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, tim mạch, thiếu máu, các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải là thức uống bổ sung phù hợp. Với những người bị cao huyết áp, việc uống trà chỉ khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao thêm chứ không hề tốt cho sức khỏe.

Không uống trà khi đang sử dụng thuốc

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, không nên uống trà trong thời gian này. Trong trà có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc và khó hấp thu các dược chất có trong thuốc. Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, có thể gây ra phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể sẽ biến mất.

Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng trà

Do nếu uống nhiều trà trong quá trình mang thai sẽ khiến cho các mẹ thiếu hụt axit folic (hay còn được gọi là vitamin B9), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi đây là một trong những vi chất rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của bào thai trong bụng mẹ, nhất là đến hệ thần kinh, vô cùng quan trọng trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thiếu axit folic dễ dẫn đến tình trạng hở đốt sống, hở hàm ếch, dị tật ở tim…

Uống nhiều trà khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho thai thông qua nhau thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu sử dụng nhiều trà có thể khiến tốc độ trao đổi này được đẩy lên nhiều hơn nữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà mẹ. Do đó, nếu muốn sử dụng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để uống một cách khoa học nhất.

Xem thêm

————————————————————

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trà Tiên Thiên

Địa chỉ: Tòa nhà Emime – Số 5 ngõ 23 Lê Văn Lương – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 08.1255.1368

Website: tienthientra.vn

Fanpage: Tiên Thiên Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *